An toàn trên không gian mạng cho học sinh & Thanh - thiếu niên
Theo số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH, trong năm 2022, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em đã ghi nhận 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ trên môi trường mạng. Có thể thấy, đây là những con số đáng báo động về vấn đề bảo vệ người dân trước những thông tin mạng độc hại hiện nay. Là những người trực tiếp đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn con phòng tránh những mối nguy hiểm trên mạng. Phụ huynh hãy cùng MindX khám phá 6 nguyên tắc “vàng” để bảo vệ trẻ an toàn trên không gian mạng trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của an toàn trên không gian mạng
Trong thời đại công nghệ 4.0, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với Internet từ sớm và rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích như mở ra tài nguyên học tập phong phú, giúp trẻ dễ dàng kết nối, trao đổi với bạn bè, Internet cũng ẩn chứa nhiều mối lo ngại mà ba mẹ cần nhận biết để phòng tránh cho con.
Với sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và nhiều hình thức giải trí thu hút như hiện nay, nhiều người do chưa có nhận thức vững vàng, trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi những thông tin độc hại trên Internet. Chính vì vậy, an toàn trên không gian mạng không chỉ đơn thuần là một vấn đề về công nghệ, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ.
Những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng
Dưới đây là những nguy cơ mất an toàn phổ biến mà phụ huynh cần cảnh giác khi cho con sử dụng các thiết bị điện tử.Đây đều là
1. Tin tặc tấn công
Tin tặc hay còn gọi là hacker, là những kẻ lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng để xâm nhập vào hệ thống máy tính một cách trái phép. Hacker có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như phishing (giả mạo trang web), malware (phần mềm độc hại) hoặc thu thập thông tin cá nhân. Bị tin tặc tấn công có thể khiến người dân bị lộ những thông tin quan trọng như tên đăng nhập, mật khẩu, thậm chí là tài khoản ngân hàng.
2. Sử dụng phần mềm độc hại
Các phần mềm độc hại gồm virus, trojan, ransomware và nhiều loại khác có thể gây hại nghiêm trọng đến các thiết bị điện tử mà trẻ đang sử dụng. Khi trẻ vô tình tải về máy tính, điện thoại dữ liệu từ các nguồn không đáng tin hoặc mở email được gửi từ nguồn không xác định, con có thể vô tình cài đặt các phần mềm độc hại. Điều này thậm chí dẫn đến hệ lụy là mất dữ liệu quan trọng hoặc bị kẻ xấu kiểm soát thiết bị.
3. Lừa đảo trên mạng
Kỹ thuậtlừa đảo trên mạngngày càng phức tạp và tinh vi. Các email giả mạo, trang web giả mạo và cuộc gọi lừa đảo đều có thể khiến trẻ dễ bị lừa gạt. Phụ huynh cần hướng dẫn con em cách nhận diện những dấu hiệu cảnh báo và không nên chia sẻ thông tin cá nhân khi chưa chắc chắn về nguồn gốc.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị lừa đảo trên mạng:
Yêu cầu thông tin cá nhân nhạy cảm : Các trường hợp lừa đảo thường yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.Đưa ra đề nghị hấp dẫn : Những lời đề nghị vượt quá sự thật, như cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, thưởng lớn mà không cần đầu tư nhiều.Ngôn ngữ gấp rút và căng thẳng : Những kẻ lừa đảo thường sử dụng áp lực tâm lý bằng cách yêu cầu hành động ngay lập tức, không để người khác nghĩ kỹ.Gửi tiền trước để nhận phần thưởng : Kẻ xấu có thể yêu cầu trẻ sử dụng tài khoản ngân hàng của bố mẹ chuyển khoản tiền trước để nhận “quà” hoặc “giải thưởng”.Sử dụng tên lạ hoặc không rõ nguồn gốc : Các thông điệp hoặc trang web không có chứng chỉ, không sử dụng tên miền đáng tin cậy, hoặc có phần chính tả kỳ lạ.Thiếu các biểu tượng bảo mật : Trang web không có các biểu tượng bảo mật như ổ khóa hoặc địa chỉ URL bắt đầu bằng "https".Sự cảnh báo từ trình duyệt hoặc phần mềm bảo mật : Trình duyệt hoặc phần mềm bảo mật có thể cảnh báo người dùng về trang web hoặc tin nhắn có nguy cơ.
4. Bạo lực, đe dọa, bắt nạt trên không gian mạng
Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến là không gian giúp trẻ giải trí, kết nối với mọi người nhưng cũng có thể trở thành nơi phát triển các hành vi bạo lực, đe dọa và bắt nạt. Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. (Nguồn:
Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời gian các em tiếp xúc với mạng xã hội đang ngày tăng lên mỗi ngày. Mạng xã hội tuy ảo nhưng gây ra những hậu quả rất chân thực.
5. Tin tức sai sự thật, độc hại, cổ xúy
Hiện nay, những thông tin không chính xác, độc hại hoặc cổ xúy có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng. Nếu ba mẹ không kiểm soát kịp thời, con em có thể dễ dàng tiếp cận và tin tưởng vào những nội dung này, dẫn đến sự hiểu nhầm về thế giới xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhận thức của trẻ.
Bên cạnh đó, tin tức cổ xúy và độc hại có thể thúc đẩy hành vi tiêu cực như căm ghét, kỳ thị hoặc bạo lực. Học sinh có thể bị ảnh hưởng và bắt chước những hành vi mà mình thấy trên internet.
6. Rò rỉ thông tin cá nhân
Việc rò rỉ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại có thể dẫn đến việc người dân bị quấy rối, bắt nạt hoặc thậm chí bị theo dõi bởi những người xấu. Khi biết thông tin của mình bị lộ ra ngoài, trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, gây ra trạng thái căng thẳng và lo sợ, khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn.
Thậm chí, trẻ có thể mất niềm tin vào không gian mạng và không còn đủ tự tin để thực hiện các tác vụ trên máy tính, điện thoại để phục vụ cho học tập, giao tiếp hàng ngày.
Cách phòng tránh những mối nguy hiểm trên không gian mạng
Để bảo vệ người dân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Internet, dưới đây là 6 điểm vô cùng quan trọng nên học hỏi:
1. Sử dụng mật khẩu mạnh
Mật khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tài khoản trực tuyến của trẻ như tài khoản học tập, tài khoản mạng xã hội,... Phụ huynh cần khuyến khích trẻ sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên dài ít nhất 12 ký tự và tránh sử dụng thông tin cá nhân như tên, ngày sinh hoặc tên người thân. Để đảm bảo tính bảo mật, mọi người nên thay đổi mật khẩu định kỳ và không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
2. Cập nhật phần mềm thường xuyên
Các thiết bị kỹ thuật số của trẻ cần phải được cập nhật phần mềm liên tục. Các bản cập nhật thường bao gồm các bản vá lỗi và cải thiện tính bảo mật. Phụ huynh nên thiết lập các thông báo cập nhật tự động trên các thiết bị của trẻ để đảm bảo rằng chúng luôn được cập nhật với phiên bản mới nhất. Việc cập nhật phần mềm định kỳ sẽ giúp ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật tiềm tàng và bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ.
3. Cẩn thận khi mở link lạ, email và tin nhắn
Người dân cần được hướng dẫn về cách nhận biết các email, tin nhắn hoặc liên kết có thể không an toàn. Bên cạnh đó, ba mẹ nên giải thích cho trẻ sự nguy hiểm của việc mở các liên kết từ nguồn không rõ ràng hoặc không có xác nhận từ người quen.
Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng tiện ích kiểm tra email và chặn các tệp đính kèm không an toàn. Đồng thời, nắm vững cách báo cáo những email hoặc tin nhắn đáng ngờ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
4. Không chia sẻ thông tin cá nhân
Phụ huynh nên rõ ràng với trẻ về việc không nên chia sẻ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, trường học, hay bất kỳ thông tin nhạy cảm nào trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn trực tuyến. Trẻ cần được hướng dẫn về tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân và cách ứng phó khi có yêu cầu chia sẻ thông tin từ người lạ.
5. Nâng cao kiến thức về không gian mạng
Cùng với việc giám sát, ba mẹ nên cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về không gian mạng. Con cần nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm tàng như lừa đảo trực tuyến, vi rút và cách phòng tránh chúng. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các khóa học hoặc chương trình giáo dục về an toàn mạng để nâng cao sự nhận thức của trẻ khi sử dụng Internet.
6. Nên xem tin tức từ những nguồn chính thống
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tìm kiếm tin tức từ các nguồn đáng tin cậy và tránh các trang web không rõ nguồn gốc. Trẻ cần được hướng dẫn cách kiểm tra và đánh giá tính xác thực của thông tin mà mình đọc trên mạng. Điều này sẽ giúp trẻ nhận biết, phân biệt và tự bảo vệ mình khỏi những tin tức sai sự thật, độc hại.
Tin cùng chuyên mục
-
CHỮ KÝ SỐ LÀ TIỀN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN
21/10/2024 15:12:32 -
Chữ ký số - chìa khóa giao dịch thời đại mới
21/10/2024 15:12:32 -
Thay đổi ảnh đại diện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024
27/09/2024 14:15:30 -
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
13/09/2024 10:17:56
An toàn trên không gian mạng cho học sinh & Thanh - thiếu niên
Theo số liệu của Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH, trong năm 2022, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em đã ghi nhận 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ trên môi trường mạng. Có thể thấy, đây là những con số đáng báo động về vấn đề bảo vệ người dân trước những thông tin mạng độc hại hiện nay. Là những người trực tiếp đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn con phòng tránh những mối nguy hiểm trên mạng. Phụ huynh hãy cùng MindX khám phá 6 nguyên tắc “vàng” để bảo vệ trẻ an toàn trên không gian mạng trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của an toàn trên không gian mạng
Trong thời đại công nghệ 4.0, giới trẻ ngày nay được tiếp cận với Internet từ sớm và rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích như mở ra tài nguyên học tập phong phú, giúp trẻ dễ dàng kết nối, trao đổi với bạn bè, Internet cũng ẩn chứa nhiều mối lo ngại mà ba mẹ cần nhận biết để phòng tránh cho con.
Với sự phát triển của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và nhiều hình thức giải trí thu hút như hiện nay, nhiều người do chưa có nhận thức vững vàng, trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi những thông tin độc hại trên Internet. Chính vì vậy, an toàn trên không gian mạng không chỉ đơn thuần là một vấn đề về công nghệ, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ.
Những nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng
Dưới đây là những nguy cơ mất an toàn phổ biến mà phụ huynh cần cảnh giác khi cho con sử dụng các thiết bị điện tử.Đây đều là
1. Tin tặc tấn công
Tin tặc hay còn gọi là hacker, là những kẻ lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng để xâm nhập vào hệ thống máy tính một cách trái phép. Hacker có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như phishing (giả mạo trang web), malware (phần mềm độc hại) hoặc thu thập thông tin cá nhân. Bị tin tặc tấn công có thể khiến người dân bị lộ những thông tin quan trọng như tên đăng nhập, mật khẩu, thậm chí là tài khoản ngân hàng.
2. Sử dụng phần mềm độc hại
Các phần mềm độc hại gồm virus, trojan, ransomware và nhiều loại khác có thể gây hại nghiêm trọng đến các thiết bị điện tử mà trẻ đang sử dụng. Khi trẻ vô tình tải về máy tính, điện thoại dữ liệu từ các nguồn không đáng tin hoặc mở email được gửi từ nguồn không xác định, con có thể vô tình cài đặt các phần mềm độc hại. Điều này thậm chí dẫn đến hệ lụy là mất dữ liệu quan trọng hoặc bị kẻ xấu kiểm soát thiết bị.
3. Lừa đảo trên mạng
Kỹ thuậtlừa đảo trên mạngngày càng phức tạp và tinh vi. Các email giả mạo, trang web giả mạo và cuộc gọi lừa đảo đều có thể khiến trẻ dễ bị lừa gạt. Phụ huynh cần hướng dẫn con em cách nhận diện những dấu hiệu cảnh báo và không nên chia sẻ thông tin cá nhân khi chưa chắc chắn về nguồn gốc.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị lừa đảo trên mạng:
Yêu cầu thông tin cá nhân nhạy cảm : Các trường hợp lừa đảo thường yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.Đưa ra đề nghị hấp dẫn : Những lời đề nghị vượt quá sự thật, như cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, thưởng lớn mà không cần đầu tư nhiều.Ngôn ngữ gấp rút và căng thẳng : Những kẻ lừa đảo thường sử dụng áp lực tâm lý bằng cách yêu cầu hành động ngay lập tức, không để người khác nghĩ kỹ.Gửi tiền trước để nhận phần thưởng : Kẻ xấu có thể yêu cầu trẻ sử dụng tài khoản ngân hàng của bố mẹ chuyển khoản tiền trước để nhận “quà” hoặc “giải thưởng”.Sử dụng tên lạ hoặc không rõ nguồn gốc : Các thông điệp hoặc trang web không có chứng chỉ, không sử dụng tên miền đáng tin cậy, hoặc có phần chính tả kỳ lạ.Thiếu các biểu tượng bảo mật : Trang web không có các biểu tượng bảo mật như ổ khóa hoặc địa chỉ URL bắt đầu bằng "https".Sự cảnh báo từ trình duyệt hoặc phần mềm bảo mật : Trình duyệt hoặc phần mềm bảo mật có thể cảnh báo người dùng về trang web hoặc tin nhắn có nguy cơ.
4. Bạo lực, đe dọa, bắt nạt trên không gian mạng
Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến là không gian giúp trẻ giải trí, kết nối với mọi người nhưng cũng có thể trở thành nơi phát triển các hành vi bạo lực, đe dọa và bắt nạt. Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. (Nguồn:
Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời gian các em tiếp xúc với mạng xã hội đang ngày tăng lên mỗi ngày. Mạng xã hội tuy ảo nhưng gây ra những hậu quả rất chân thực.
5. Tin tức sai sự thật, độc hại, cổ xúy
Hiện nay, những thông tin không chính xác, độc hại hoặc cổ xúy có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng. Nếu ba mẹ không kiểm soát kịp thời, con em có thể dễ dàng tiếp cận và tin tưởng vào những nội dung này, dẫn đến sự hiểu nhầm về thế giới xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhận thức của trẻ.
Bên cạnh đó, tin tức cổ xúy và độc hại có thể thúc đẩy hành vi tiêu cực như căm ghét, kỳ thị hoặc bạo lực. Học sinh có thể bị ảnh hưởng và bắt chước những hành vi mà mình thấy trên internet.
6. Rò rỉ thông tin cá nhân
Việc rò rỉ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại có thể dẫn đến việc người dân bị quấy rối, bắt nạt hoặc thậm chí bị theo dõi bởi những người xấu. Khi biết thông tin của mình bị lộ ra ngoài, trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, gây ra trạng thái căng thẳng và lo sợ, khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn.
Thậm chí, trẻ có thể mất niềm tin vào không gian mạng và không còn đủ tự tin để thực hiện các tác vụ trên máy tính, điện thoại để phục vụ cho học tập, giao tiếp hàng ngày.
Cách phòng tránh những mối nguy hiểm trên không gian mạng
Để bảo vệ người dân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Internet, dưới đây là 6 điểm vô cùng quan trọng nên học hỏi:
1. Sử dụng mật khẩu mạnh
Mật khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tài khoản trực tuyến của trẻ như tài khoản học tập, tài khoản mạng xã hội,... Phụ huynh cần khuyến khích trẻ sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu nên dài ít nhất 12 ký tự và tránh sử dụng thông tin cá nhân như tên, ngày sinh hoặc tên người thân. Để đảm bảo tính bảo mật, mọi người nên thay đổi mật khẩu định kỳ và không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
2. Cập nhật phần mềm thường xuyên
Các thiết bị kỹ thuật số của trẻ cần phải được cập nhật phần mềm liên tục. Các bản cập nhật thường bao gồm các bản vá lỗi và cải thiện tính bảo mật. Phụ huynh nên thiết lập các thông báo cập nhật tự động trên các thiết bị của trẻ để đảm bảo rằng chúng luôn được cập nhật với phiên bản mới nhất. Việc cập nhật phần mềm định kỳ sẽ giúp ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật tiềm tàng và bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ.
3. Cẩn thận khi mở link lạ, email và tin nhắn
Người dân cần được hướng dẫn về cách nhận biết các email, tin nhắn hoặc liên kết có thể không an toàn. Bên cạnh đó, ba mẹ nên giải thích cho trẻ sự nguy hiểm của việc mở các liên kết từ nguồn không rõ ràng hoặc không có xác nhận từ người quen.
Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng tiện ích kiểm tra email và chặn các tệp đính kèm không an toàn. Đồng thời, nắm vững cách báo cáo những email hoặc tin nhắn đáng ngờ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
4. Không chia sẻ thông tin cá nhân
Phụ huynh nên rõ ràng với trẻ về việc không nên chia sẻ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, trường học, hay bất kỳ thông tin nhạy cảm nào trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn trực tuyến. Trẻ cần được hướng dẫn về tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân và cách ứng phó khi có yêu cầu chia sẻ thông tin từ người lạ.
5. Nâng cao kiến thức về không gian mạng
Cùng với việc giám sát, ba mẹ nên cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về không gian mạng. Con cần nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm tàng như lừa đảo trực tuyến, vi rút và cách phòng tránh chúng. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia vào các khóa học hoặc chương trình giáo dục về an toàn mạng để nâng cao sự nhận thức của trẻ khi sử dụng Internet.
6. Nên xem tin tức từ những nguồn chính thống
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tìm kiếm tin tức từ các nguồn đáng tin cậy và tránh các trang web không rõ nguồn gốc. Trẻ cần được hướng dẫn cách kiểm tra và đánh giá tính xác thực của thông tin mà mình đọc trên mạng. Điều này sẽ giúp trẻ nhận biết, phân biệt và tự bảo vệ mình khỏi những tin tức sai sự thật, độc hại.