Truy cập

Hôm nay:
82
Hôm qua:
41
Tuần này:
865
Tháng này:
2026
Tất cả:
331604

Ý kiến thăm dò

Dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Ngày 13/08/2024 08:46:19

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.

Dừng công nghệ 2G là cơ hội để phát triển các dịch vụ trên môi trường số

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, việc dùng 2G để chuyển sang 4G thông minh, đây là cơ hội trải nghiệm dịch vụ mới, để người dân tiếp cận dịch vụ số, dần dần hình thành xã hội số, với mục tiêu tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận công nghệ mới.

Hơn nữa, việc dừng công nghệ 2G là cơ hội tốt cho người sử dụng làm quen với dịch vụ trên môi trường số. Những đối tượng sử dụng ở các thành phố lớn, thị trấn, thị xã, tiếp nhận thông tin đầy đủ và tương đối sẵn sàng chuyển sang smartphone. Nhưng với những người vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, người già, trẻ em,... thì không có cơ hội tiếp cận thông tin đầy đủ như lớp trẻ.
Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hành và khai thác, phục vụ tốt hơn cho người dân.

dien-thoai-2g-161171209677157202523-16117122495651799625828.png

Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam.

Tình hình triển khai, thực hiện

Các doanh nghiệp đã có những giải pháp truyền thông tốt. Chẳng hạn, Viettel truyền thông cá thể hóa đến đối tượng ở vùng sâu vùng xa; MobiFone có giải pháp nhạc chờ: khi thuê bao 2G nhận cuộc gọi hay thực hiện cuộc gọi đi đều có thông báo liên quan của nhà mạng về dừng 2G, đầu số hỗ trợ, giải pháp hỗ trợ; VinaPhone có những chính sách hỗ trợ cả máy, truyền thông qua người dùng. Trong thời gian tới để cung cấp thông tin đầy đủ nhất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất, đề nghị doanh nghiệp truyền thông bằng các phương tiện mạnh mẽ hơn và trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng truyền thông đến tập khách hàng từ nay đến 15/9 để có thông tin đầy đủ.

Về thiết bị đầu cuối, Bộ TT&TT cũng đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị các Sở TT&TT đề xuất với UBND sử dụng nguồn vốn, tài trợ hợp pháp trên địa bàn để phối hợp với nhà mạng hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa...

Các doanh nghiệp tiếp tục dựa trên dữ liệu thuê bao để phân tích được các đối tượng sử dụng ở khu vực chưa tiếp cận được thông tin, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để bảo đảm người sử dụng được bảo đảm quyền lợi. Từ đó, nhà mạng cũng tăng vị thế, uy tín khi cung cấp dịch vụ quan trọng, cơ bản đến người dùng, cũng như đảm bảo uy tín trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ vừa qua. Đây cũng là cơ hội để nhà mạng truyền thông về dịch vụ mới với người sử dụng.

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cũng nhấn mạnh, việc tắt sóng 2G là chủ đề quan trọng, các cơ quan báo chí cần đồng hành cùng Bộ TT&TT, nhà mạng để truyền thông chính sách này, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: truyền thông tới từng thuê bao; có giải pháp hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dùng đặc biệt là người dùng yếu thế như người già, người có thu nhập thấp; người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cùng với các giải pháp truyền thông, các nhà mạng cần chú trọng nâng cao số lượng kênh truyền thông để hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi, hướng dẫn để người sử dụng hiểu dịch vụ tường tận trước khi tham gia, nhất là ứng dụng trên smartphone.

Lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam



dung-mang-2g-1.png

Căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT, lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam như sau:

- Hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz, 1.800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện như sau: Kể từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

- Hệ thống thông tin di động GSM (2G) được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 15/9/2026, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

- Căn cứ quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1.800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Đăng lúc: 13/08/2024 08:46:19 (GMT+7)

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.

Dừng công nghệ 2G là cơ hội để phát triển các dịch vụ trên môi trường số

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, việc dùng 2G để chuyển sang 4G thông minh, đây là cơ hội trải nghiệm dịch vụ mới, để người dân tiếp cận dịch vụ số, dần dần hình thành xã hội số, với mục tiêu tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận công nghệ mới.

Hơn nữa, việc dừng công nghệ 2G là cơ hội tốt cho người sử dụng làm quen với dịch vụ trên môi trường số. Những đối tượng sử dụng ở các thành phố lớn, thị trấn, thị xã, tiếp nhận thông tin đầy đủ và tương đối sẵn sàng chuyển sang smartphone. Nhưng với những người vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, người già, trẻ em,... thì không có cơ hội tiếp cận thông tin đầy đủ như lớp trẻ.
Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hành và khai thác, phục vụ tốt hơn cho người dân.

dien-thoai-2g-161171209677157202523-16117122495651799625828.png

Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam.

Tình hình triển khai, thực hiện

Các doanh nghiệp đã có những giải pháp truyền thông tốt. Chẳng hạn, Viettel truyền thông cá thể hóa đến đối tượng ở vùng sâu vùng xa; MobiFone có giải pháp nhạc chờ: khi thuê bao 2G nhận cuộc gọi hay thực hiện cuộc gọi đi đều có thông báo liên quan của nhà mạng về dừng 2G, đầu số hỗ trợ, giải pháp hỗ trợ; VinaPhone có những chính sách hỗ trợ cả máy, truyền thông qua người dùng. Trong thời gian tới để cung cấp thông tin đầy đủ nhất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất, đề nghị doanh nghiệp truyền thông bằng các phương tiện mạnh mẽ hơn và trao đổi kinh nghiệm với nhau để cùng truyền thông đến tập khách hàng từ nay đến 15/9 để có thông tin đầy đủ.

Về thiết bị đầu cuối, Bộ TT&TT cũng đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị các Sở TT&TT đề xuất với UBND sử dụng nguồn vốn, tài trợ hợp pháp trên địa bàn để phối hợp với nhà mạng hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa...

Các doanh nghiệp tiếp tục dựa trên dữ liệu thuê bao để phân tích được các đối tượng sử dụng ở khu vực chưa tiếp cận được thông tin, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để bảo đảm người sử dụng được bảo đảm quyền lợi. Từ đó, nhà mạng cũng tăng vị thế, uy tín khi cung cấp dịch vụ quan trọng, cơ bản đến người dùng, cũng như đảm bảo uy tín trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ vừa qua. Đây cũng là cơ hội để nhà mạng truyền thông về dịch vụ mới với người sử dụng.

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cũng nhấn mạnh, việc tắt sóng 2G là chủ đề quan trọng, các cơ quan báo chí cần đồng hành cùng Bộ TT&TT, nhà mạng để truyền thông chính sách này, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: truyền thông tới từng thuê bao; có giải pháp hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dùng đặc biệt là người dùng yếu thế như người già, người có thu nhập thấp; người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cùng với các giải pháp truyền thông, các nhà mạng cần chú trọng nâng cao số lượng kênh truyền thông để hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi, hướng dẫn để người sử dụng hiểu dịch vụ tường tận trước khi tham gia, nhất là ứng dụng trên smartphone.

Lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam



dung-mang-2g-1.png

Căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT, lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam như sau:

- Hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz, 1.800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện như sau: Kể từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M) hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

- Hệ thống thông tin di động GSM (2G) được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 15/9/2026, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.

- Căn cứ quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không cấp phép lại việc sử dụng các băng tần 900MHz/1.800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM (2G only) hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024.

Người tốt, việc tốt